Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ, mỗi năm một lần khoảng từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch hàng năm, những con người Miền Tây lại đón con nước lũ quay về.
Du lịch mùa nước nổi đặc sắc có 1 không 2 của Việt Nam
Không còn là cảnh lũ lụt tan thương như ngày nào. Mùa con nước nhảy bờ cư dân Miền Tây thay vì canh tác nông nghiệp họ chuyển sang đánh bắt thủy sản, làm những dụng cụ đánh bắt như: Lộp, lưới, lờ, nôm, dớn,… Mùa nước nổi là lúc để đất đai canh tác nông nghiệp được tiếp thêm sức sống, nghỉ ngơi, rửa trôi và làm ngập sâu bệnh, mang phù sa từ sông Mekong về đất canh tác của người dân.
“Chồng mò, vợ lưới con câu
Chàng rể đổ lộp, con dâu ngồi nò.”
Ăn gì khi đi du lịch mùa nước nổi?
Cá mùa nước nổi rất phong phú và đang dạng, nhưng nhiều nhất và nổi tiếng nhất là cá linh và cá lóc. Theo người dân địa phương cá linh đẻ trứng ở biển hồ Campuchia, rồi theo dòng nước từ thượng nguồn đổ về, để trở thành món ăn đặc sản ở miền Tây sông nước. Cá linh ngon nhất vào đầu mùa, vì cá còn non xương mềm, ngọt thịt. Nổi tiếng nhất là món canh chua cá linh bông điên điển.
“Bắt con cá lóc nướng trui,
Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa.”
“Nước không chân sao kêu nước đứng,
Cá không thờ sao gọi cá Linh.”
Cá linh, cá lóc, bông điên điển, bông súng, hẹ nước, cá lăng, lươn, cá rô non,… Là những đặc sản mà du khách phải nếm thử khi du lịch mùa nước nổi nơi đây.
Đến du lịch Miền Tây mùa nước nổi, du khách nhất định phải đến hai tỉnh Đồng Tháp và An Giang vì tại đây có các khu du lịch sinh thái đặc trưng của mùa nước nổi như: Khu du lịch Tràm Chim, khu du lịch Gáo Giồng, rừng Tràm Trà Sư,…
Du khách muốn chiêm ngưỡng bức tranh mùa nước nổi? Du khách muốn chuyến du lịch mùa thu của mình thật tiết kiệm, an toàn và vui thỏa sức? Gọi ngay tổng đài: (028) 7300 2227 để được hỗ trợ đặt tour du lịch giá siêu ưu đãi từ Okela.
Bài Phạm Thị Như Ngọc (tác giả người Đồng Tháp)
Ảnh: Internet