Du lịch Myanmar

Hiển thị kết quả duy nhất

 TỔNG ĐÀI: 028 7300 2227 – HOTLINE 24/7: 0913.179.227


Du lịch Myanmar

Myanmar được biết đến là cái nôi Phật Giáo, tại đây quy tụ hàng nghìn ngôi chùa lớn nhỏ. Myanmar mỗi năm thu hút được hàng triệu lượt khách đến đây để hành hương. Những tín đồ tôn giáo thường đi những chuyến du lịch hành hương với mục đích vừa có thể cầu bình an, phước lành vừa có thể khám phá một vùng đất mới. Ở Myanmar có hơn 90% dân số theo đạo Phật. Đến với Myanmar bạn như tìm về cội nguồn của Phật Giáo, ở đây cũng quy tụ nhiều ngôi đền, chùa linh thiêng, nổi tiếng như: chùa Shwedagon, chùa Đá Vàng Kyaikhtiyo, đền Ananda. Ngoài ra ở dọc dòng sông Ayeyarwady và sông Began cũng là những nơi truyền giáo đạo Phật đầu tiên. Hãy cùng tìm hiểu về Myanmar vùng đất linh thiêng này nhé!

Du lịch Myanmar

Thủ tục nhập cảnh tại Myanmar

Xin visa Myanmar

Bạn là người Việt du lịch Myanmar. Tại Myanmar miễn visa ngày 14 đối với công dân Việt Nam, nếu bạn đi du lịch dưới 14 ngày thì không cần visa. Nếu bạn đi sang Myanmar từ 15 đến 30 để du lịch, công tác,.. thì bạn phải xin visa Myanmar. Hồ sơ xin visa gồm hộ chiếu còn hạn tối thiểu 6 tháng, hai hình thẻ 4x6, thư mời cử đi công tác (nếu có).

Bạn là người nước ngoài ở Việt Nam đi đến Myanmar thị bạn bắt buộc phải xin visa. Hồ sơ visa gồm: hộ chiếu còn hạn tối thiểu 6 tháng, hai hình thẻ 4X6. Nếu bạn đến Myanmar để công tác thì cần bổ sung hồ sơ visa của mình: bản sao giấy tạm trú, giấy xác nhận việc làm (tiếng anh), thư mời của tổ chức hoặc công ty tại Myanmar.

Thủ tục nhập cảnh tại Myanmar

Xuống bay máy bạn sẽ điền vào tờ khai nhập cảnh, sau đến xếp hành. Bạn cần đưa hộ chiếu và tờ khai cho Hải Quan là thủ tục nhập cảnh. Nhập cảnh xong bạn có thể đến quầy hành lý xuất trình số hành lý, số chuyến bay,.. để lấy hành lý.

Một số lưu ý để giúp quá trình nhập cảnh của bạn nhanh hơn: bạn cần chuẩn bị một cây bút để điền form, thông tin trên form phải điền đầy đủ và chính xác từ chữ. Thời gian mở quầy check in quốc tế  trước  2h30’ và đóng quầy trước 40’.

Thời điểm thích hợp để sang Myanmar du lịch 

Khung thời gian thích hợp đến Myanmar du lịch và hành hương là vào khoảng tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Thời tiết lúc này có nắng nhẹ, khá mát mẻ, ít mưa. Thêm vào đó. tháng 2 tại Myanmar có diễn ra lễ hội Phật giáo tại chùa Shwedagon. Đây là một lễ hội lớn và có nhiều ý nghĩa đối với người dân Myanmar. Lễ hội diễn ra với các hoạt động như hàng triệu người diễu hành tạo nên một dòng người bất tận. Hòa chung không khí linh thiêng này còn có tiếng chuông, tiếng cồng, và tiếng tụng của hàng trăm Pháp Tăng.

Phương tiện di chuyển đến Myanmar

Tại Việt Nam có 3 sân bay phục chuyến đi từ Việt Nam đến Myanmar: Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TPHCM), sân bay quốc tế Đà Nẵng (Đà Nẵng), sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội):

Từ TPHCM: có thể lựa chọn một số hãng bay như: Vietnam Airlines, Thai Airway, China Southern Airlines,... Các chuyến bay sẽ quá cảnh ở một số nơi như Bangkok, Singapore, Kuala Lumpur,...

Từ Đà Nẵng: trung bình mỗi ngày có khoảng 40 chuyến bày giữa hai nước với các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Jetstar Airways, Korean Airs, Bangkok Airways. Thời gian bày từ 15 -20 tiếng tùy theo điểm, thời gian quá cảnh.  

Từ Hà Nội: Vẫn chưa có chuyến bay thẳng giữa hai nước nên thời gian bay khá dài. Bạn có thể chọn một số hãng hàng không Vietnam Airlines, Malaysia Airlines, Silkair, Malindo Air,.. để bay đến Myanmar.

Phương tiện di chuyển tại các thành phố của Myanmar

Di chuyển tại thành phố Yangon: tại thành phố này có hai loại taxi: taxi có máy lạnh và taxi không có máy lạnh. Giá phí đi taxi tại Myanmar ko phải tính giờ bằng đồng hồ, mà là chạy theo giá mà bạn đã thỏa thuận với bác tài. Một số lưu ý khi đi phương tiện này, nếu tài xế không hiểu tiếng anh, bạn nên đưa số tiền muốn trả ra để không bị lộn trong lúc thỏa thuận, từ sân bay bạn có thể đi bộ một xíu để có thể bắt những chiếc taxi giá rẻ hơn, giá taxi máy lạnh cao hơn không máy lạnh, tùy vào thời tiết và kinh phí bạn có lựa chọn loại xe phù hợp.

Di chuyển tại Mandalay: đến đây bạn có thể thuê một số loại phương tiện: taxi, xe ngựa (đến làng Inwa), phà để tham quan: cố đô Inwa, cầu gỗ tếch UBein, ngôi làng cổ Mingun, chùa Mahamuni,...

Di chuyển tại Bagan: phương tiện phổ biến ở đây là xe đạp và xe ngựa. Mỗi xe ngựa sẽ chở tối đa 3 người, bạn có thể thuê phương tiện này đến các điểm tham quan tại Bagan. Nếu là một người năng động bạn có thể thuê một chiếc xe đạp hoặc đạp điện để khám phá, vi vu khám Bagan.

Những địa điểm bạn nên ghé khi đến Myanmar

Chùa Kyaikhtiyo: độc đáo của ngôi chùa đó chính là một hòn đá có hình dạng giống như quả trứng đang nằm cheo leo trên núi với độ cao 1.100m so với mực nước biển. Theo sự tương truyền của người Myanmar đó là ngôi chùa này được vị vua Tissa xây dựng, vào hòn đá vàng được xây dựng theo di nguyện của ẩn sĩ TaikISha - Người giữ sợi tóc Phật. Khi đến chùa Kyaikhtiyo bạn phải đi chân trần lên đỉnh núi. Vào buổi chiều, bạn sẽ nhìn ngắm được khung cảnh với vẻ đẹp tâm linh huyền ảo sau làn khói hương của người đến cầu nguyện. 

Chùa Shwedagon: Điểm độc đáo của ngôi chùa này là nơi cất giấu 4 báu vật của Phật Giáo đó là: sợi tóc của Phật Thích Ca Mâu Ni, mảng aó của Phật Ca Diếp, các lọc nước của Phật Câu Na Hàm, cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn. Ngoài ra khi đến chùa Shwedagon bạn sẽ ấn tượng bởi lối kiến trúc cổ kính và màu vàng rực rỡ. Tường xung quanh của chùa được dát 90 tấn vàng cùng hàng ngàn viên kim cương, lục lạc, viên ngọc lục bảo.  

Cố đô Bagan: từng là kinh thành của triều đại Anawrahta vào năm 1044. Đây cũng là nơi minh chứng cho sự tồn tại của Myanmar từ thế kỉ 11. Cố đô Bagan có hơn 2000 đền chùa với nét đẹp của kiến trúc và lịch sử đạo Phật.

Làng Mingun: nằm ở bờ sông Ayeyarwady, phía tây giáp với thành phố Mandalay, phía đông giáp với sa mạc. Đến đây bạn sẽ thấy được những khung cảnh bình yên, cuộc sống chậm rãi trôi qua. Một số điểm tham quan tại đây: chùa Hsinbyume do vua Bagyidaw xây vào năm 1816, để tưởng nhớ hoàng hậu ông đã được tiêm chùa theo tên của bà “Hsinbyume”, chùa mang một phong cách nhẹ nhàng. chuông lớn nhất thế giới, phế tích chùa Mingun, bị vua cấm xây vì lời tiên tri nếu chùa xây xong thì vua sẽ chết.  

Hồ Inle: hồ rộng đến 600km, bạn có thể dọa chơi và chiêm ngưỡng những cảnh vật nơi đây với những kiến trúc cổ kính, ghi lại dấu ấn thời gian của các mái chùa, mái nhà,  và những loại thực vật phong phú, đa dạng.

Động Pindaya: nơi có truyền thuyết một chàng trai đã dũng cảm cứu 7 nàng công chúa khởi con nhện khổng lồ. Nơi đây cũng dựng tượng con nhện khổng lồ và chàng trong trong trang phục người Myanmar đang giương cung.Ở động Pindaya có 800 bức tượng phật với nhiều hình dạng được điêu khắc vô cùng tinh xảo. Động có chiều dài khoảng 150m, ở đây còn có một vòng tròn luân hồi, tương truyền rằng nếu bạn đi quanh vòng luân hồi này 7 lần thì bạn sẽ được may mắn và bình an.

Tu viện Taung Kalat: một địa điểm mà các tín đồ Phật Giáo nên ghé thăm khi đến Myanmar. Tu viện Taung Kalat nằm trên núi Popa. Đến chùa bạn sẽ leo lên 800 bậc thang, khi đến nơi bạn sẽ ngắm nhìn những áng mây bay lơ lửng và nghe câu chuyện trở thành thần của 37 vị thần Nat. 

Quần đảo Mergui: với sự xinh đẹp của làn nước trong vắt cùng bờ cát trắng, đến với quần đảo Mergui bạn sẽ chiêm ngưỡng hệ thống thực vật vô cùng phong phú với hơn 800 đảo san hô nhiều hình dáng và màu sắc. Một số hoạt động khác khi đến với quần đảo Mergui là lặn biển, bằng rừng, leo núi, vượt thác, thuê hoặc chèo thuyền kayak  để khám phá quần đảo xinh đẹp này.

Đặc sản tại Myanmar

Cơm người Shan: Shan là một bộ ở Myanmar, với tên gọi khác nga htamin (cơm cá). Cơm được nấu với nghệ tạo màu vàng ươm, được ăn cùng với cá nấu chiên giòn với dầu tỏi, ớt, tiêu. Đây là một món cơm dành cho những người thích ăn đồ cay.

Mì đậu phụ kiểu Shan: đậu phụ được món mì được làm từ đậu lăng vàng và đậu xanh, đem lại vị béo và cảm giác lạ miệng. Đậu phụ được làm nóng bằng cách chiên vàng ươm hai mặt hoặc làm lạnh để làm nộm trộn cùng đậu phộng giã nhuyễn và tương ớt. Sau khi sắp mì, sẽ chan một ít nước dùng, bỏ lên trên là thịt heo hoặc thịt gà, đậu phụ chiên và một ít rau sống.

Cà ri Myanmar: với món cà ri của Myanmar bạn sẽ được chọn loại thịt: thịt lợn, thịt bò, thịt cừu hay hải sản kết hợp với một số loại rau củ quả. Cà ri Myanmar có vị mặn và cay. Khi ăn có thể ăn cùng cơm, rau xào, salad lá trà. Khi bạn ăn cà ri ở Myanmar sẽ được nhận thêm một phần tráng miệng là lá trà ngâm và một ít hạt khô.

Salad lá trà: ở Myanmar là một quốc giá sử dụng lá trà trong việc chế biến món ăn. Salad lá trà là một món ăn được người dân nơi đây yêu thích, thường được phục vụ vào dịp lễ hoặc các dịp đặc biệt. Đây là món ăn nhẹ. Một lưu ý nhỏ khi sử dụng món salad trà là bạn chỉ nên ăn thử để biết vị không nên ăn quá nhiều sẽ bị mất ngủ. Vị của lá trà hơi đắng nhẹ trộn cùng cà chua, hành tím, chanh, ớt thái nhỏ hình hạt lựu, bắp cải thái sợi và một ít dầu tỏi.

Bún cá Mohinga: là một món ăn phổ biến dùng để ăn trong các bữa chính hoặc nhẹ. Bún cá Mohinga có nước dùng đậm đà nấu từ cá và thảo mộc đặc trưng của người myanmar. Khi ăn có thể thêm ớt khô và chanh. 

Các món chiên rán: người dân ở đây rất thích ăn đồ chiên rán đến với Myanmar bạn sẽ dễ dàng bắt gặp được những hàng quán đồ chiên khắp đường phố. Ở đây có những loại bánh như nem rán, bánh rán mặn, bánh mì rán,.. được làm thì bột gạo hoặc bột nếp nhân thường là những hạt, đậu, rau củ trộn cùng gia vị. Đến Myanmar bạn có thể thử món bánh chiên buthi kyaw (bí xanh tẩm bột). Và những món chiên rán này khi ăn đa số sẽ chấm với một nước sốt me chua ngọt.

Nangyi thoke: là một loại mì lạnh trộn salad, được trộn cùng thịt gà, bánh cá, trứng luộc, giá trần cùng hương vị cà ri của người Myanmar. Nangyi thoke được ví Spaghetti phiên bản Myanmar. Khi ăn có thể ăn cùng nước dùng hoặc vắt chanh để tăng thêm hương vị.

Những lưu ý khi đến Myanmar du lịch

Khi đến với Myanmar, đặc biệt đến các đền chùa, bạn cần ăn mặc lịch sự, kín đáo, đi không phát ra tiếng từ giày dép, tóc tai gọn gàng,..

Khi vào chùa bạn cần bỏ giày dép, tất vớ ở bên ngoài, xếp chúng gọn gàng. Không được đội mũ, nón. Vào trong chùa không được nói chuyện lớn. Khi chỉ tay, sờ hoặc chụp hình với tượng Phật. Và một số chùa có quy định nam giới mới được đến gần tượng Phật, bạn nên hỏi về vấn đề này trước khi hành hương.

Tại Myanmar rất coi trọng đỉnh đầu, vì vậy bạn không được sờ vào đầu người khác kể cả trẻ nhỏ. Những người bằng tuổi cũng không được khoác vai nhau. 

Không dùng tay trái để đưa biếu quà cho người khác, vì theo quan điểm ở đây, tay trái là tay không sạch sẽ.

Về vấn đề ăn uống, ở đây người dân chủ yếu theo đạo Hồi và đạo Phật nên họ không ăn thịt bò và thịt heo. Trước khi ăn, sẽ rửa tay thật kỹ, dùng tay phải để vo cơm cùng đồ ăn lại, ở đây người dân không dùng đũa. Người dân Myanmar thường ăn 2 bữa sáng, tối và ăn nhẹ và bữa trưa.


Hotline Ưu đãi
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay