Tết miền Trung có gì thú vị

Tết miền Trung có gì thú vị

Tết miền Trung có gì thú vị

Tết khắp 3 miền ở đâu cũng vui ở đâu cũng có cái thú vị riêng. 

 Là một người con của xứ miền trung đi tìm kiếm tri thức, cơ hội ở những thành phố lớn, trong 1 năm bận rộn, vất vả, loay hoay với cuộc sống, thời điểm tôi mong chờ nhất trong 1 năm đó chính là thời điểm cuối năm khi mà biết mình sẽ sắp được về quê để ăn một cái tết miền Trung.

Hôm nay trong những ngày cuối năm, hòa cùng với không khí đông vui nhộn nhịp của những ngày sắp tết, tôi xin được kể về vài điều thú vị về ngày tết âm lịch ở xứ miền Trung.

Miền trung miền đất của sự đau thương trong những mùa bão lũ, tuy mất mát đau thương là thế nhưng cái tết ở đây vẫn rất đầy đủ và cầu kỳ như mọi vùng miền khác của đất nước.

Không khí tết. 

Tết ở đâu cũng vui cũng nhộn nhịp, nhưng ở miền Trung cái đông vui nhộn nhịp của mọi người rất đặc biệt. Có lẽ vì bão lũ, thiên tai quá nhiều mà số người đi tìm kiếm cơ hội ở những thành phố lớn rất nhiều nên ngày thường đường xá trống vắng nhưng đến những ngày cận tết, đâu đâu trên những con đường lớn nhỏ đều tấp nập người qua lại.

Ở những khu trung tâm thì muôn vàng các loài hoa: Hoa cúc, hoa vạn thọ, hoa mai… khu nào khu nào khu nấy tấp nập người, trong mắt ai cũng tràn ngập sự vui tươi.

Chợ hoa ngày tết - Tết miền Trung có gì thú vị
Chợ hoa ngày tết – Tết miền Trung có gì thú vị  

Không chỉ tấp nhập trên những con phố trung tâm, không khí Tết còn len lỏi vào từng ngõ ngách, ngôi nhà. Trước nhà, là màu đỏ của lá cờ Tổ quốc, đủ các loại màu sắc khác nhau của các loại hoa mùa tết, và đặc biệt là màu vàng của hoa mai loài hoa đặc trưng của các tỉnh miền Trung từ khu vực trung Trung Bộ trở vào. Bên trong nhà, các gia đình đang tất bật dọn dẹp, sửa soạn, sẵn sàng cho những ngày tết và những vị khách quý đến thăm nhà.

Xem thêm:  Mùa thu Nhật Bản - Thiên đường ngắm lá vàng 

Không khí thời tiết tết ở miền Trung mọi năm đều có mức nhiệt độ mát mẻ rất tuyệt. Không quá nóng cũng không quá lạnh, chỉ là đôi lúc có những cơn mưa đầu mùa Xuân hơi bất ngờ. 

Tham khảo các tour tết miền trung để cảm nhận không khí tết nơi đây: TOUR TẾT MIỀN TRUNG

Các văn hóa ngày tết của người miền Trung

Miền Trung là nơi tọa lạc của tập đoàn phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Và sức ảnh hưởng trực tiếp của chế độ phong kiến chỉ mới vừa được chấm dứt vào thế kỉ trước, có lẽ chính vì vậy mà người miền trung vẫn còn giữ lại được rất nhiều các phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của cha ông ta. Làm cho ngày tết ở nơi đây có đây có rất nhiều điều thú vị. 

Các lễ cúng

Người miền Trung cũng cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch như hai miền còn lại. Người ta sẽ không cúng áo mũ vàng mã, thả cá chép cho các Táo như miền Bắc hay đốt cò bay, ngựa chạy như người miền Nam. Thay vào đó, họ dâng lên một con ngựa bằng giấy, có yên cương đầy đủ và đốt vàng mã dâng lên các vị thần linh.

Ngày 30 tết 

Ngày 30 Tết, buổi sáng và chiều đàn ông trụ cột của gia đình đi mộ thắp hương cho ông bà tổ tiên, mời ông bà cùng về ăn Tết với con cháu. Sau khi cúng Tất niên xong thì cả gia đình sẽ quây quần bên nhau, cùng ăn bữa cơm cuối năm để tổng kết năm cũ và chia sẻ những dự định của năm mới.

Xem thêm:  Du lịch tết Thái Lan 5 ngày 4 đêm có gì vui?

Sáng mùng 1 tết ngoài những nghĩa trang là nơi đông vui nhất hầu như tất cả mọi gia đình đều phải có ít nhất 1 đến đến 2 người thăm mộ, đốt nhang mời ông bà người thân về cùng ăn tết. 

Xông đất cũng là một trong những phong tục trong tết của người miền Trung vào sáng mùng 1. Người có số tuổi phù hợp sẽ được lựa chọn để xông đất trong sáng mùng 1 mong 1 năm mới bình an, sung túc.

Trên bàn ăn, hương vị của Tết được cảm nhận rất rõ từ những mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp. Văn hóa ẩm thực lễ hội miền Trung gắn bó chặt chẽ với những món ăn mộc mạc, gần gũi mà không kém phần tinh tế như bánh tét truyền thống, chả cánh phụng, thịt luộc tôm chua, tré gia truyền…

Bánh chưng - Tết miền Trung có gì thú vị
Bánh chưng – Tết miền Trung có gì thú vị

Những ngày cao điểm tiệc tất niên

Những ngày cận tết từ ngày 15 tháng 12 âm lịch trở đi là những ngày cao điểm của tiệc tất niên, hầu như nhà nào cũng có tổ chức tiệc tất niên nên là ai nấy trong làng, trong xóm 1 ngày đều phải đi ít nhất 1 đến 2 tiệc tất niên trong ngày. 

 Đi ngoài đường bạn sẽ cảm thấy rất rõ mùi của nhang khói, từ việc cúng, đốt vàng tiền mã và các món ăn nướng. Nhà nào tổ chức tiệc tất niên đều rất đông vui, người già, người trẻ, con nít quây quần nhau rất ấm cúng. Không có hát hò karaoke ồn ào, mà chỉ có những câu chuyện đong đầy tình cảm, những câu hỏi thăm về tình hình sức khỏe, kinh tế của nhau. Khiến cho những ngày cận tết miền Trung thật náo nhiệt và ấm cúng. 

Xem thêm:  Cát Bà Hải Phòng - Địa điểm du lịch lý tưởng để tránh đi cái nắng nóng

Những ngày trong tết

Ngày mùng 1 tết mọi người sẽ cùng nhau đi chùa cầu bình an cho gia đình năm mới. Ai nấy đều khoác lên mình những bộ đồ đẹp nhất, với những tone màu đầy tươi mới.

Thăm nhà ngày tết - Tết miền Trung có gì thú vị
Thăm nhà ngày tết – Tết miền Trung có gì thú vị

Tiếp đó là các hoạt động chúc tết xông nhà thăm người thân trao nhau những lời chúc ngọt ngào nhất đầu năm, mong cả năm bình an sung túc.

Những ngày mùng 2 mùng 3 tết là những ngày tham gia lễ hội truyền thống, dân gian của làng quê. 

Những hội chợ chỉ được mở từ những ngày tết là nơi vui chơi cực kì thú vị với rất nhiều món ăn, trò chơi truyền thống của ngày tết.

Những danh lam thắng cảnh của địa phương thì đông nghịt người, ai cũng hào phóng với những niềm vui rất tích cực ngày đầu Xuân.

Nếu có cơ hội bạn hãy thử 1 lần trải nghiệm về ăn tết miền Trung, một cái tết nhẹ nhàng đầy đầm ấm. 

Okela chúc bạn một năm mới an khang thịnh thịnh vượng và có những ngày tết tràn ngập niềm vui.

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết Tết miền Trung có gì thú vị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay